Đã không ít trường hợp một HLV tiếp quản một đội bóng mới và phải đương đầu với những xung đột từ chính đội nhà.
Steve Bruce có màn chào sân không mấy nồng nhiệt từ NHM Aston Villa. Không có chiếc thảm đỏ nào được trải ra cho Rafa Benitez tại Chelsea. Nấc thang mới trong sự nghiệp của Steve Kean tại đội bóng hàng đầu khi đó là Blackburn Rovers cũng trở thành một mớ hổ lốn.
Nhưng khi Roy Hodgson chấp nhận tiếp quản công việc tại Watford vào tháng trước, ông ấy đang bước vào một ngọn núi lửa đang bùng cháy, âm ỉ và dữ dội với sự thù địch được nung nấu trong suốt 5 năm qua.
Đây không phải là một sự căng thẳng kín đáo khi ông bị Pozzos sa thải trong một giai đoạn khác của sự nghiệp, khoảng hai thập kỷ trước tại câu lạc bộ Ý Udinese. Đây là kết quả của một màn gây gổ mà Roy đã gây ra với một nhân vật thậm chí còn được yêu mến hơn nhiều so với chính chủ sở hữu của Watford.
Đây là câu chuyện của một người đàn ông ‘so găng’ với một con côn trùng khổng lồ, có lông, gần giống ong bắp cày.
Đó là một sự cố bắt nguồn từ một sự cố vào năm 2016 và được gợi lại vài năm sau đó. Nếu không có một phát biểu chính thức nào về lệnh ‘đình chiến’, chúng tôi sẽ coi việc này giống như xung đột mà các bạn nghe được giữa Nga và Nhật Bản về cơ bản là vẫn đang trong chiến tranh với nhau, rằng như chưa hề có lệnh ngừng bắn nào cả.
Đây là toàn bộ câu chuyện về cuộc màn so găng ‘vĩ đại’: Roy Hodgson vs Ong bắp cày Harry.
Nếu bạn là người xem Premier League thường xuyên, chắc chắn bạn sẽ biết đến linh vật Harry the Hornet, hay còn gọi là Ong bắp cày Harry.
Chú linh vật của Watford được tạo ra trong một truyền thống lâu đời của thể thao Bắc Mỹ, một nét văn hóa mà những ‘chuyên gia quấy phá’. Điển hình như Phillie Phanatic, người đã làm nên tên tuổi của mình trong những năm 1970 bằng cách chọc ghẹo những người tỏ ra nghiêm túc thái quá trong giới thể thao.
Bạn cũng sẽ quen với cái tên Roy Hodgson. Đứng đắn, ngay thẳng, đầy học thức, là mẫu HLV bạn tin tưởng nếu muốn có tỉ lệ thắng 33-34% số trận trong mùa, thường được coi là 1 trong những bậc lão luyện trong làng túc cầu, đơn giản vì ông ấy thực sự đọc rất nhiều sách và đã có nhiều kinh nghiệm khi cầm quân trong và ngoài nước.
Nhiệm vụ của Harry the Hornet đã từng và đang là cung cấp sự giải trí cho các khán giả có mặt tại Watford: cậu này sẽ nhảy múa với các cầu thủ, bắt chước kiểu ăn mừng giơ tay lên trời của Odion Ighalo. Nhìn chung là Harry luôn giễu cợt và làm trò mỗi khi có mặt ở trên sân. Nhưng chú ong này cũng thường xuyên chọc ngoáy các khán giả đối phương mỗi khi có cơ hội.
Trong hầu hết các trường hợp, điều đó thường được thực hiện theo đúng tinh thần mà nó đã định, nhưng đôi khi những trò hề mà Harry gây ra đã để lại những vết nhơ khó phai. Chẳng hạn như vào một Ngày lễ tặng quà đẹp trời vào năm 2016.
Hôm đó, Crystal Palace đến chơi tại Vicarage Road. Đó không hẳn là một trận đấu quá kịch tính với nhiều kịch bản điên rồ: Yohan Cabaye đưa Palace dẫn trước trong hiệp một, sau đó Troy Deeney thực hiện một quả phạt đền thẳng vào giữa khung thành để ghi bàn thắng thứ 100 cho câu lạc bộ.
Cột mốc quan trọng đó đáng lẽ ra sẽ là điểm nhấn đáng chú ý nhất của trận đấu, và việc Sam Allardyce trở lại quản lý với tư cách là huấn luyện viên Palace sau khi rời chiếc ghế ở đội tuyển Anh, không phải vì một quả phạt đền cuối trận khi Wilfried Zaha ngã nhào xuống sau khi bị Miguel Britos huých nhẹ vào đầu gối. Trọng tài Mark Clattenburg đã cảnh cáo Zaha vì hành vi ăn vạ, quyết định mà cầu thủ cảm thấy không hài lòng và tiếp tục tỏ thái độ bực bội sau tiếng còi mãn cuộc trước sự chế nhạo của các cổ động viên nhà.
Và sau đó là sự xuất hiện của Harry the Hornet.
Còn tiếp…
Đề xuất của biên tập viên: